Nhóm sinh viên trẻ tạo ra đầu in giúp in ra mạch điện
Vừa qua, một nhóm các bạn trẻ vừa tốt nghiệp Đại học Stanford đã sáng tạo ra một bộ phận mới giúp cho chiếc máy in 3D có thể in ra được những mạch điện.
Bộ phận này sẽ được gắn ngay bên cạnh đầu bắn nhựa của máy in 3D giúp cho máy có thể in ra những mạch in điện tử có thể hoạt động được. Đây là một sáng tạo vô cùng thú vị và có thể được áp dụng vào sản xuất mạch điện tử trong thời gian sắp tới.
Anh Alex Jaris - một trong ba bạn trẻ đã cùng nhau tạo ra dự án này chia sẻ: "Dự án này được chúng tôi nghiên cứu và thực hiện để giúp những chiếc máy in 3D có thể sử dụng cả các chất liệu bán dẫn chứ không chỉ là nhựa như hiện nay".
Sản phẩm của nhóm bạn trẻ này có tên gọi là đầu in 3D Proto Rabbit, chúng được thiết kế ra dựa theo máy in 3D RepRap - một loại máy in 3D có khả năng in bằng nhiều thành phần chất liệu, bao gồm cả nhựa Acrylonitrile butadiene styrene (ABS), Axid polylactic (PLA) và rất nhiều những loại chất liệu khác...
"Thị trường đang sử dụng rất nhiều máy in 3D RepRap, tôi hy vọng phát minh này sẽ giúp người ta có thể làm được nhiều điều hơn từ một chiếc máy in"
Dự án đầu in Rabbit Proto là một dự án mã nguồn mở, đầu in này chính là một chiếc ống tiêm có vòi phun cỡ 1,37 mm.
Do dự án này thuộc dạng dự án mã nguồn mở, thế nên nhóm bạn trẻ này vẫn đang tham khảo các sản phẩm khác trên thị trường để có thểm thêm vào những tính năng hữu ích khác. Ngoài dự án này, trên thị trường cũng có hãng Cartesian của Úc với dự án sản phẩm Argentum - một máy in 3D có khả năng phun ra mực dẫn điện
Hiện nay, nhóm sáng chế đang tìm kiếm nguồn vốn đầu tư ban đầu cho dự án, và rất có thể họ sẽ nhận được đầu tư từ quỹ Star X của trường Stanford. Sản phẩm dự kiến sẽ được bán trong mùa hè này với giá 2.499 USD.
Bộ phận này sẽ được gắn ngay bên cạnh đầu bắn nhựa của máy in 3D giúp cho máy có thể in ra những mạch in điện tử có thể hoạt động được. Đây là một sáng tạo vô cùng thú vị và có thể được áp dụng vào sản xuất mạch điện tử trong thời gian sắp tới.
Anh Alex Jaris - một trong ba bạn trẻ đã cùng nhau tạo ra dự án này chia sẻ: "Dự án này được chúng tôi nghiên cứu và thực hiện để giúp những chiếc máy in 3D có thể sử dụng cả các chất liệu bán dẫn chứ không chỉ là nhựa như hiện nay".
Sản phẩm của nhóm bạn trẻ này có tên gọi là đầu in 3D Proto Rabbit, chúng được thiết kế ra dựa theo máy in 3D RepRap - một loại máy in 3D có khả năng in bằng nhiều thành phần chất liệu, bao gồm cả nhựa Acrylonitrile butadiene styrene (ABS), Axid polylactic (PLA) và rất nhiều những loại chất liệu khác...
"Thị trường đang sử dụng rất nhiều máy in 3D RepRap, tôi hy vọng phát minh này sẽ giúp người ta có thể làm được nhiều điều hơn từ một chiếc máy in"
Dự án đầu in Rabbit Proto là một dự án mã nguồn mở, đầu in này chính là một chiếc ống tiêm có vòi phun cỡ 1,37 mm.
Do dự án này thuộc dạng dự án mã nguồn mở, thế nên nhóm bạn trẻ này vẫn đang tham khảo các sản phẩm khác trên thị trường để có thểm thêm vào những tính năng hữu ích khác. Ngoài dự án này, trên thị trường cũng có hãng Cartesian của Úc với dự án sản phẩm Argentum - một máy in 3D có khả năng phun ra mực dẫn điện
Hiện nay, nhóm sáng chế đang tìm kiếm nguồn vốn đầu tư ban đầu cho dự án, và rất có thể họ sẽ nhận được đầu tư từ quỹ Star X của trường Stanford. Sản phẩm dự kiến sẽ được bán trong mùa hè này với giá 2.499 USD.
Nhóm sinh viên trẻ tạo ra đầu in giúp in ra mạch điện
Reviewed by Tuấn
on
01:07
Rating:
Không có nhận xét nào:
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.