Lịch sử hình thành và phát triển của giấy in

Trước khi có mặt tại các công ty văn phòng phẩm như ngày nay, giấy in đã trải qua một quãng thời gian dài từ lúc được phát minh ra bởi người Trung Quốc cho đến khi nằm gọn trong chiếc máy in hiện đại. Tờ giấy đơn giản mà bạn cầm trên tay hằng ngày cũng có một lịch sử hình thành đồ sộ. Hãy cùng công ty văn phòng phẩm Vmax tìm hiểu về điều này qua bài viết sau đây.

Phát minh vĩ đại của loài người


Giấy được sử dụng ở hầu hết bất cứ nơi nào trên thế giới với rất nhiều ứng dụng khác nhau kể cả ngày cũng không hết. Tại các công ty văn phòng phẩm, sau khi hết chức năng chính của nó là lưu trữ thông tin thì giấy vẫn có thể tiếp tục được sử dụng cho nhiều mục đích khác nữa. Hãy thử tưởng tượng nếu không có giấy thì nền văn minh nhân loại đã trở nên như thế nào.
Thời cổ đại, khi mà giấy vẫn chưa xuất hiện thì người ta phải ghi chép bằng các ký tự và hình vẽ lên những phiến đá phẳng, đất sét, lá cây, tre trúc, ... sau này văn minh hơn thì những tấm da thuộc bắt đầu được dùng rộng rãi để làm vật liệu ghi chép chính. Mãi cho đến năm 105 sau CN thì người TQ mới phát minh ra giấy, và nó đã thể hiện những ưu điểm tuyệt vời để có thể phát triển đến tận ngày nay.
Những văn tự cổ ghi trên giấy của người TQ

Giấy được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau


Ban đầu giấy được làm từ sợi cây dâu tằm, cây tài mà và các loại cây có thân dùng phơi khô để tạo ra sợi khác. Sau đó phát minh này lan rộng ra các khu vực khác tại Châu Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ,... Và cũng tại các quốc gia này, người ta đã có nhiều cách cải tiến giấy khác nhau để có thể dễ sử dụng và chế tạo hơn.
 Đặc biệt là tại Nhật Bản, người Nhật đã phát minh ra kỹ thuật làm giấy múc bằng tay. Giấy múc được làm từ rây múc, bằng cách cắt vụn rây múc, nghiền nhỏ và trộn với nước, múc ra là phơi khô và sau đó đem cán thành miếng giấy mỏng. Hiện tại phương pháp làm giấy cổ xưa này vẫn được người Nhật bảo tồn đến ngày nay.
Lịch sử hình thành và phát triển của giấy in Lịch sử hình thành và phát triển của giấy in Reviewed by Trần Anh Tú on 02:51 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Được tạo bởi Blogger.